Nên có quy định cho trường hợp nào cung cấp CCCD (VNID/ bản cứng)

lam_moto

Thành viên mới
Dạo này nhà cháu có một số việc phải dùng đến CCCD, thì mới thấy đâu đó, có khá nhiều rủi ro. Đi đến đâu người ta cũng yêu cầu mình đưa CCCD bản cứng, đây là các thông tin cá nhân, bị chụp/ bán/gửi ra ngoài tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho công dân, không biết việc quản lý kiểm soát thông tin của công dân ntn các cụ nhỉ?
- Đi mua cái sim Viettel => Cũng bắt đưa CCCD bản cứng => họ không nhận/ đồng bộ thông tin từ bản VNID, hỏi họ thì họ bảo bên họ chưa hỗ trợ (VNID)
- Đăng ký kinh doanh => Cái này nhà cháu vừa đăng ký hôm trước, hôm sau thì có bọn lừa đảo gọi đến (kịch bản a/c vừa đăng ký kd thì anh chi/chị phải khai báo thuế... nên anh/chị cung cấp thông tin cho tôi để tôi cập nhật hệ thống..) may nhà cháu tỉnh, cũng nghe bạn kể về vụ này rồi nên tránh được
- Mua cái vé may bay => cung băt đưa CCCD...

=> Việc lộ thông tin (mặt sau có QR) họ có thiết bị quyét phát ra toàn bộ thông tin họ hàng hang hôc nhà mình => việc căn cứ vào đây đê lập kịch bản lừa đảo, có lẽ quá đơn giản.... Với tình hình hiện giờ, không rõ NN có ở đâu đó chỉ rõ ra:
- Trường hợp nào phải cung cấp CCCD, quản lý thông tin công dân cho những trường hợp này ntn..
- Hoặc đối với các dịch vụ phải có CCCD, nhà nước yêu cầu đồng bộ/ xác nhận thông tin qua VNID để đảm bảo an toàn thông tin cho người dân các cụ nhỉ...
 
Trước đây đọc báo e thấy có mấy trường hợp được yêu cầu phải xuất trình CMND/Căn cước công dân :

 
Nhà cháu tìm thì cũng thấy các trường hợp theo các luật/ quy định này. Nhưng không hiểu việc quản lý thông tin sau khi CD cấp ntn, chứ cung cấp xong về đến nhà, là hôm sau bọn lừa đảo nó biết mình làm cái gì để gọi rồi thì cũng căng

1. Luật Căn cước công dân 2014(sửa đổi bổ sung 2023)

  • Điều 20: CCCD là giấy tờ tùy thân hợp pháp duy nhất của công dân Việt Nam.
  • Điều 23: CCCD được dùng để thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự.
  • Điều 38: Cơ quan, tổ chức chỉ được yêu cầu xuất trình CCCD trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Luật Phòng chống rửa tiền 2022

  • Điều 9, Điều 11: Tổ chức tài chính (ngân hàng, ví điện tử, chứng khoán…) phải xác minh danh tính khách hàng, trong đó CCCD là loại giấy tờ chính.
  • Thông tư 09/2023/TT-NHNNhướng dẫn thi hành: CCCD là giấy tờ định danh để mở tài khoản, giao dịch tài chính, xác thực khách hàng (eKYC).
3. Bộ luật Dân sự 2015
  • Điều 11 & 385: CCCD là giấy tờ xác nhận năng lực pháp lý, năng lực hành vi khi giao kết hợp đồng dân sự.
  • Các hợp đồng liên quan đến bất động sản, vay vốn, cầm cố, thế chấp… đều cần CCCD.
4. Luật Giao thông đường bộ 2008 (sửa đổi 2023)
  • CCCD là giấy tờ tùy thân bắt buộc khi tham gia giao thông (xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay...).
  • Thông tư 27/2021/TT-BGTVT: CCCD dùng khi đăng ký, cấp đổi GPLX.
5. Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân 2023 (Nghị định 13/2023/NĐ-CP)
  • Điều 3 & 6: CCCD được xếp vào nhómdữ liệu cá nhân nhạy cảm.
  • Chỉ được thu thập, sử dụng CCCD khi có:
    • Mục đích hợp pháp
    • Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
    • Cam kết bảo mật thông tin
6. Quy định về đấu thầu, tuyển dụng, thi tuyển

  • Luật Cán bộ, công chức (2008, sửa đổi 2019)và các văn bản hướng dẫn yêu cầu CCCD khi nộp hồ sơ dự tuyển.
  • Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐTcũng yêu cầu CCCD để xác minh thí sinh.
 
Cũng khó, cccd sinh ra là để chứng minh mình tồn tại. Việc xem thì được chứ việc giữ thì tuyệt đối không nhá, kể cả khách sạn trước đây toàn giữ cmnd của khách.
 
Back
Bên trên