Lại mở cửa ô tô gây tai nạn

tu_trank2k

Thành viên mới
Chào các cụ. Em xin chia sẻ trường hợp tai nạn giao thông do lỗi bất cẩn mà chính người thân nhà em gặp phải vừa qua.

Nhà chị gái em ở thành phố Vinh, Nghệ An, có con trai năm nay học lớp 7 hằng ngày vẫn đi học bằng xe đạp. Vào lúc 17h28 phút ngày thứ 2 (ngày 11/11/2024) cháu đang trên đường đi học về theo hường từ đường Phong Đình Cảng rẽ vào đường Hoàng Thị Loan thì xảy ra tai nạn do có ô tô đậu trên đường Hoàng Thị Loan chính xác là qua ngã tư giao giữa đường Hoàng Thi Loan và đườngLê Thiết Hùng thị bị ô tôbất ngờ mở cửa xe phía sau bên trái, cháu vừa đi đến không xử lý kịp đâm vào cửa xe văng ra đường. Rất may là lúc đó không có xe nào đi qua đâm vào. Cháu bị rách hàm phải khâu nhiều mũi, răng bị 4 cái lung lay nhưng vẫn phải chờ điều trị bớt sưng viêm thì mới cố định lại răng được.
Mặc dù gây tai nạn, nhưng chủ xe không đưa cháu đi bệnh viện mà gọi cho người nhà đến đưa đi, đến hết ngày hôm sau mới đến thăm. Nói là đến thăm nhưng đến vừa nói chuyện đã phủ đầu gia đình cháu, đổ cho cháu là tự đâm vào xe của họ, và có câu rất buồn cười là "đến cho cháu mấy đồng" (nhà cháu có ghi âm lại rõ cả cuộc nói chuyện).
Văn hoá giao thông sai gây tai nạn là 1 chuyện, văn hoá xử lý, ứng xử sau đó còn là chuyện lớn hơn.
Tính huống diễn ra như video, cũng qua đây nhờ các cụ, các mợ nếu có đi qua khung giờ trên có video cam hành trình thì cho nhà cháu xin.

Cảm ơn các cụ đọc tin.
 
Theo điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 18 Chương II Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật số: 23/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008 nêu rõ người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Về mức xử phạt, theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Mục 1 Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mở cửa xe như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn…

Bên cạnh phạt tiền, người mở cửa xe không bảo đảm an toàn, gây tai nạn cho người khác còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Trường hợp lái xe, người ngồi trên ô tô mở cửa xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn mà dẫn tới tai nạn nghiêm trọng như làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 260 Mục 1 Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-15 năm…

Ngoài ra, người mở cửa xe ô tô không đảm bảo an toàn, gây tai nạn cho người khác còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 Mục 1 Chương XX Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13, ngày 24 tháng 11 năm 2015), cụ thể, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác; Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

“Hành vi mở cửa xe ô tô không đảm bảo an toàn là lỗi từ người mở cửa xe, có thể là lái xe hoặc người ngồi trên xe. Do đó, để mở cửa xe an toàn người tham gia giao thông cần chú ý: Khi mở cửa, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và qua gương chiếu hậu; mở cửa một cách từ từ, người ra đến đâu cửa mở ra đến đó chứ không mở hết cửa”,
 
Back
Bên trên