The Stringer - phim tài liệu khẳng định bức ảnh Em bé Napal không phải do Nick Út chụp?

hathiphuong

Thành viên mới
The Stringer, phim tài liệu chấn động, vừa công chiếu tại Liên hoan phim Sundance ngày 25-1 đã gây ra những gây tranh cãi xoay quanh câu hỏi: Ai là tác giả của bức ảnh Em bé napalm huyền thoại?

1738060563800722.jpg

Nhà làm phim Jenni Trang Lê (trái) và cựu nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành Nghệ, người tuyên bố mình là chủ nhân thực sự của bức ảnh Em bé napalm tại Liên hoan phim Sundance - Ảnh: AFP
Liên hoan phim Sudance do Viện Sudance tổ chức là liên hoan phim thường niên tổ chức tại Mỹ. Năm nay Liên hoan phim Sundance diễn ra từ ngày 23-1 đến ngày 2-2.
Cụ thể, phim The Stringer khẳng định bức ảnh thực ra được chụp bởi một phóng viên tự do người Việt tên Nguyễn Thành Nghệ, một nhà báo bị lãng quên trong dòng chảy lịch sử, thay vì nhiếp ảnh gia Nick Út như thế giới đã biết suốt nửa thế kỷ qua.
Associated Press và Nick Út khẳng định tác quyền Em bé napalm
Đạo diễn phim Bảo Nguyễn và nhiếp ảnh gia Gary Knight đã tiến hành điều tra với sự hỗ trợ của công ty pháp lý INDEX và phỏng vấn 55 nhân chứng. Họ kết luận rằng Nick Út không ở đủ gần hiện trường để bắt khoảnh khắc lịch sử này.
Thay vào đó, Nguyễn Thành Nghệ (87 tuổi) cho biết ông chụp bức ảnh kể trên vào ngày 8-6-1972 trong một chuyến đi đến Trảng Bàng (Tây Ninh) với vai trò tài xế cho một đoàn nhà báo Đài NBC.
1738060564001857.jpg

Không chỉ xoay quanh câu chuyện về bức ảnh Em bé napalm, The Stringer còn phản ánh về sự mất cân bằng quyền lực trong ngành báo chí - Ảnh: Sundance
Sau chuyến đi, ông Nghệ bán bức ảnh cho Associated Press với giá vỏn vẹn 20 USD. Ông cũng chia sẻ thêm rằng họ đã đưa cho ông một bản sao nhưng vợ ông đã hủy đi do không muốn các con mình thấy khoảnh khắc kinh hoàng thời chiến.
Trong phim có cảnh Carl Robinson - cựu biên tập viên ảnh củaAssociated Press- khẳng định ảnh do một cộng tác viên địa phương mang đến và bị thay đổi tên tác giả bởi Horst Faas, trưởng nhóm nhiếp ảnh của Associated Press lúc bấy giờ.
 
Back
Bên trên