huyen_tran
Thành viên mới
Một video lan truyền trên mạng xã hội khẳng định đa số túi xách Hermès đều được sản xuất tại Trung Quốc. Thực hư chuyện này ra sao?
Tờ Newsweek trích nội dung video nói trên tuyên bố 80% túi xách xa xỉ của thế giới, bao gồm Hermès, Prada... đều được sản xuất tại Trung Quốc. "Họ lấy những chiếc túi gần hoàn thiện từ các nhà máy ở Trung Quốc và chỉ đóng gói lại rồi lắp logo. Đại loại như vậy", người đăng tải video khẳng định.
Hiện video này đã bị xóa khỏi TikTok hôm đầu tuần. Trước đó, video này nhận được hơn 10 triệu lượt xem tính đến thời điểm báo chí đưa tin.
Trang phục và túi xách Hermès được người mẫu biểu diễn tại một tuần lễ thời trang hồi tháng 3.2025ẢNH: AFP
Hermès nói gì?
Một báo cáo của nền tảng trực tuyến Đức Statista năm 2023 đã xác định được từ 200 đến 250 thương hiệu thời trang và phụ kiện trên toàn thế giới được phân loại theo nhãn hiệu "xa xỉ". Có khoảng 70 đến 100 thương hiệu thời trang xa xỉ được công nhận trên toàn cầu được coi là đứng đầu. Những thương hiệu này thường thuộc sở hữu của các tập đoàn như LVMH và Kering.
Về phần mình, Hermès xác nhận không sản xuất túi xách ở Trung Quốc. Túi Hermès được sản xuất tại Pháp và thương hiệu này có xưởng sản xuất tại các khu vực bao gồm Pantin (ngay bên ngoài Paris), Ardennes, Lyon và Normandy cùng nhiều nơi khác.
Phải mất từ 15 đến 40 giờ để tạo ra một chiếc túi Hermès có giá từ 1 đến 5 hay 7 tỉ đồng. Đối với những kiểu túi như Birkin, Kelly hoặc Constance, các nghệ nhân có thể phải được đào tạo tới 5 năm trước khi họ có thể làm ra một chiếc. Hermès sử dụng xưởng thuộc da của riêng mình để đảm bảo kiểm soát chất lượng từ da đến túi xách.
Túi Hermès được xác thực bằng mã nghệ nhân được đóng dấu nóng, thường nằm dưới nắp túi hoặc bên trong túi. Những mã này cho biết năm và xưởng sản xuất.
Ngoài ra, các thương hiệu thời trang xa xỉ phổ biến khác là Prada, Miu Miu và Saint Laurent... Prada thuộc sở hữu của Prada Group, cũng như Miu Miu, nhãn hiệu "chị em" Prada. Cả hai nhãn hiệu đều sản xuất túi xách của họ tại khu phức hợp Valvigna của công ty tại Tuscany, Ý. Saint Laurent sản xuất tại Pháp và Ý và có một cơ sở sản xuất đồ da tại khu vực túi xách da của Tuscany, nơi các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Gucci và Dior cũng có nhà máy sản xuất.
Mẫu túi xách Hermès 2025 mới nhấtẢNH: AFP
Quy định nghiêm ngặt về nhãn mác
Trong khi video TikTok khẳng định rằng những chiếc túi xa xỉ này được sản xuất tại Trung Quốc thì điều này cũng rất khó có thể xảy ra theo quy định về dán nhãn ở Mỹ và châu Âu.
Để được dán nhãn "Made in USA", sản phẩm đó phải đáp ứng tiêu chuẩn "tất cả hoặc hầu như tất cả phải sản xuất tại Mỹ" theo quy tắc Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). Điều này có nghĩa là tất cả các bộ phận, quá trình chế biến và nhân công quan trọng của sản phẩm phải có nguồn gốc từ Mỹ. Việc lắp ráp cuối cùng phải diễn ra tại Mỹ, sản phẩm không được "biến đổi đáng kể ở nước ngoài".
Việc dán nhãn ở châu Âu được quản lý theo Quy định 952/2013 của EU. Nhưng Pháp và Ý có những hướng dẫn chặt chẽ hơn để bảo vệ ngành công nghiệp xa xỉ và thủ công mỹ nghệ của họ. Một sản phẩm được dán nhãn "Made in Italy" thì quá trình chuyển đổi đáng kể cuối cùng của sản phẩm phải diễn ra tại Ý, nghĩa là phần chính của quy trình sản xuất diễn ra tại đất nước hình chiếc ủng. Để được dán nhãn "Made in France", một sản phẩm phải trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể cuối cùng tại Pháp, nghĩa là bước sản xuất chính cuối cùng phải diễn ra ở đất nước hình lục lăng.
Các thương hiệu thời trang Pháp, bao gồm cả Hermès, thường sẽ vượt xa điều này, đảm bảo thiết kế, tìm nguồn vật liệu, cắt, lắp ráp và hoàn thiện đều được thực hiện tại Pháp. Nhiều thương hiệu tuân thủ Origine France Garantie (OFG) - một chứng nhận quốc gia thậm chí còn nghiêm ngặt hơn, yêu cầu các đặc điểm thiết yếu của sản phẩm phải được tạo ra tại Pháp và 50% đơn vị sản phẩm đến từ các hoạt động tại Pháp.
Tờ Newsweek trích nội dung video nói trên tuyên bố 80% túi xách xa xỉ của thế giới, bao gồm Hermès, Prada... đều được sản xuất tại Trung Quốc. "Họ lấy những chiếc túi gần hoàn thiện từ các nhà máy ở Trung Quốc và chỉ đóng gói lại rồi lắp logo. Đại loại như vậy", người đăng tải video khẳng định.
Hiện video này đã bị xóa khỏi TikTok hôm đầu tuần. Trước đó, video này nhận được hơn 10 triệu lượt xem tính đến thời điểm báo chí đưa tin.

Trang phục và túi xách Hermès được người mẫu biểu diễn tại một tuần lễ thời trang hồi tháng 3.2025ẢNH: AFP
Hermès nói gì?
Một báo cáo của nền tảng trực tuyến Đức Statista năm 2023 đã xác định được từ 200 đến 250 thương hiệu thời trang và phụ kiện trên toàn thế giới được phân loại theo nhãn hiệu "xa xỉ". Có khoảng 70 đến 100 thương hiệu thời trang xa xỉ được công nhận trên toàn cầu được coi là đứng đầu. Những thương hiệu này thường thuộc sở hữu của các tập đoàn như LVMH và Kering.
Về phần mình, Hermès xác nhận không sản xuất túi xách ở Trung Quốc. Túi Hermès được sản xuất tại Pháp và thương hiệu này có xưởng sản xuất tại các khu vực bao gồm Pantin (ngay bên ngoài Paris), Ardennes, Lyon và Normandy cùng nhiều nơi khác.
Phải mất từ 15 đến 40 giờ để tạo ra một chiếc túi Hermès có giá từ 1 đến 5 hay 7 tỉ đồng. Đối với những kiểu túi như Birkin, Kelly hoặc Constance, các nghệ nhân có thể phải được đào tạo tới 5 năm trước khi họ có thể làm ra một chiếc. Hermès sử dụng xưởng thuộc da của riêng mình để đảm bảo kiểm soát chất lượng từ da đến túi xách.
Túi Hermès được xác thực bằng mã nghệ nhân được đóng dấu nóng, thường nằm dưới nắp túi hoặc bên trong túi. Những mã này cho biết năm và xưởng sản xuất.
Ngoài ra, các thương hiệu thời trang xa xỉ phổ biến khác là Prada, Miu Miu và Saint Laurent... Prada thuộc sở hữu của Prada Group, cũng như Miu Miu, nhãn hiệu "chị em" Prada. Cả hai nhãn hiệu đều sản xuất túi xách của họ tại khu phức hợp Valvigna của công ty tại Tuscany, Ý. Saint Laurent sản xuất tại Pháp và Ý và có một cơ sở sản xuất đồ da tại khu vực túi xách da của Tuscany, nơi các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Gucci và Dior cũng có nhà máy sản xuất.

Mẫu túi xách Hermès 2025 mới nhấtẢNH: AFP
Quy định nghiêm ngặt về nhãn mác
Trong khi video TikTok khẳng định rằng những chiếc túi xa xỉ này được sản xuất tại Trung Quốc thì điều này cũng rất khó có thể xảy ra theo quy định về dán nhãn ở Mỹ và châu Âu.
Để được dán nhãn "Made in USA", sản phẩm đó phải đáp ứng tiêu chuẩn "tất cả hoặc hầu như tất cả phải sản xuất tại Mỹ" theo quy tắc Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). Điều này có nghĩa là tất cả các bộ phận, quá trình chế biến và nhân công quan trọng của sản phẩm phải có nguồn gốc từ Mỹ. Việc lắp ráp cuối cùng phải diễn ra tại Mỹ, sản phẩm không được "biến đổi đáng kể ở nước ngoài".
Việc dán nhãn ở châu Âu được quản lý theo Quy định 952/2013 của EU. Nhưng Pháp và Ý có những hướng dẫn chặt chẽ hơn để bảo vệ ngành công nghiệp xa xỉ và thủ công mỹ nghệ của họ. Một sản phẩm được dán nhãn "Made in Italy" thì quá trình chuyển đổi đáng kể cuối cùng của sản phẩm phải diễn ra tại Ý, nghĩa là phần chính của quy trình sản xuất diễn ra tại đất nước hình chiếc ủng. Để được dán nhãn "Made in France", một sản phẩm phải trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể cuối cùng tại Pháp, nghĩa là bước sản xuất chính cuối cùng phải diễn ra ở đất nước hình lục lăng.
Các thương hiệu thời trang Pháp, bao gồm cả Hermès, thường sẽ vượt xa điều này, đảm bảo thiết kế, tìm nguồn vật liệu, cắt, lắp ráp và hoàn thiện đều được thực hiện tại Pháp. Nhiều thương hiệu tuân thủ Origine France Garantie (OFG) - một chứng nhận quốc gia thậm chí còn nghiêm ngặt hơn, yêu cầu các đặc điểm thiết yếu của sản phẩm phải được tạo ra tại Pháp và 50% đơn vị sản phẩm đến từ các hoạt động tại Pháp.